Organ là một loại nhạc cụ vô cùng đặc biệt, ở độ 4 – 5 tuổi em học đàn phát triển hệ vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân, của tai nghe, mắt nhìn và trí nhớ, cả sự tập trung, khả năng quan sát nữa. Khi ở độ tuổi thanh thiếu niên, những giai điệu nhẹ nhàng từ đàn Organ, đàn Piano điện hay một nhạc cụ nào đó sẽ làm em yêu thích, làm con người em ôn hòa, nhẹ nhàng, nhân văn hay những giai điệu sôi động, vui tươi là cho các em thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
Tiếp đến độ tuổi trưởng thành, âm nhạc làm cho bạn cảm thấy thư giãn hơn sau nhưng giờ học, giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi nơi cơ quan, công sở. Và ở độ tuổi lập gia đình và có con, bạn thường có xu hướng nghĩ cho con nhiều hơn, muốn con mình biết nhiều thứ, giỏi nhiều thứ, để con ra đời không thiệt thòi với mọi người, với bạn bè. Khi đến tuổi nghỉ hưu, thời gian dành cho bản thân, cho đam mê sẽ nhiều hơn, âm nhạc làm cho tuổi già chậm lại, giảm sự lẫn, mau quên, lão hóa…, làm cho tinh thần vui vẻ, đầu óc an bình, tâm hồn an lạc.
Có thể thấy, việc học đàn Organ mang lại rất nhiều lợi ích cho người học. Do vậy, hiện nay có khá nhiều bạn mong muốn được học cách đánh Organ một cách hoàn chỉnh. Nhưng do không có phương pháp học đàn Organ thích hợp nên trong quá trình học, các bạn học dễ bị lỗi sai, chán nản, khó chăm chú cho việc học và lâu dần cây đàn Organ sẽ được xếp ở một góc, nếu không may thì nó có lẽ sẽ phải ra bãi rác. Điều này sẽ gây tốn thời gian và công sức của bạn mà cuối cùng lại không được gì. Do đó, tôi quyết định viết một bài viết về “Top 5 phương pháp tự học đàn Organ hiệu quả” mà bạn nên biết.
Phương pháp học thứ nhất: Bạn cần xác định rõ mục tiêu của việc học Organ:
Phần lớn các bạn tập Organ, đặc biệt là những người tự học đàn Organ, đều không biết chính xác mình phải tập luyện những thứ gì, theo trình tự nào và vì sao mình lại tập luyện những thứ đó? Điều này dẫn đến một hậu quả đó là các bạn lao vào tập theo những bài hướng dẫn trên mạng một cách vô tội vạ mà không biết mình “đang đi đâu về đâu”. Nhất là các bạn lại thường tập rất vội vã, bài này tập chưa xong đã chuyển sang tập bài khác, khiến cho kiến thức chưa lĩnh hội được hết và tập cũng chẳng đâu vào đâu.
Nếu bạn không biết chắc rằng mình cần phải học gì khi chơi Organ, không biết được mục đích khi tập Organ của mình là gì, thì có một điều chắc chắn đó là bạn sẽ không bao giờ có được cảm hứng để chơi Organ. Vì vậy, hãy ngồi xuống và suy ngẫm xem: mục tiêu của bạn khi chơi đàn Organ là gì? (chỉ đơn thuần là đệm hát được những bài mình yêu thích, hay trở thành một nhạc công chuyên nghiệp, “quẩy” nhiệt tình tại Rock Storm, …). Sau khi xác định được mục tiêu của mình rồi thì lúc này bạn có thể liệt kê dễ dàng những thứ mình cần học để đến được đích rồi đấy! Dần dần mọi thứ sẽ sáng tỏ và bạn sẽ lại có động lực khi tập Organ ngay thôi!
Phương pháp học thứ hai: Luyện mỗi bài nhạc theo 7 bước:
Bước 1: Việc đầu tiên là bạn tập đọc nốt nhạc:
Tập đọc nốt nhạc là giai đoạn trước tiên khi tập bất kỳ bản nhạc nào, việc đọc nốt giúp bạn xác định được giai điệu của bản nhạc đó cao thấp như thế nào.
Bước 2: Gõ nhịp phách là việc cần làm thứ hai sau khi đọc nốt:
Nhiều bạn chủ quan không gõ nhịp mà đàn luôn, như vậy khi đến giai đoạn sau bạn sẽ gặp rắc rối là nhịp không chắc, đàn sẽ khó khăn hơn. Gõ nhịp để biết bản nhạc đàn nhanh chậm ra sao.
Bước 3: Tập tay phải:
Đây thường là giai điệu chính của bản nhạc, chú ý khi đàn tay phải thì miệng nên hát nốt theo, chân giữ nhịp để nhanh nhớ nốt, vững nhịp hơn nhé.
Bước 4: Tập hợp âm tay trái:
Hợp âm Organ bao gồm nhiều nốt đàn cùng lúc, vì vậy bạn tập bấm và chuyển cho quen tay, thuần thục các hợp âm của bài. Một lưu ý nhỏ là bạn nên chuyển hợp âm trong cùng một quãng 8, nghĩa là bạn có thể đàn các thể đảm của hợp âm vì hiệu ứng âm thanh là giống nhau mà lại dễ chuyển tay và nhanh thuộc hơn.
Bước 5: Ghép 2 tay lại với nhau:
Đây là bước quan trọng và khó khăn nhất, nhưng nếu bạn làm tốt ở những bước trước thì đến bước này việc ghép 2 tay lại vơi nhau không còn khó khăn nữa.
Mẹo nhỏ: Bạn nên nhẩm nốt, chân giữ nhịp, để khi đàn xong bản nhạc thì bạn cũng thuộc và đàn nhuần nhuyễn luôn.
Bước 6: Ghép nhạc đệm:
Nếu bản nhạc đàn theo điệu gì thì bạn mở điệu đó mà đàn nhé. Tập ghép với tempo từ chậm đến nhanh, tăng từ từ bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn. Nếu chưa thuộc mà bạn đàn nhanh sẽ bị trường hợp “ rớt nhịp”, vấp nhiều đó.
Bước 7: Cuối cùng là tăng tốc độ:
Bạn nên tăng tốc độ đúng với tốc độ cho trước của bản nhạc, xử lý sắc thái, kỹ thuật ngón, âm sắc cho hay, cho có hồn nữa là xong.
→ Lời khuyên: bạn không nên quá nóng vội, nên học theo từng bước chứ ko nên bỏ qua. Ví dụ mỗi bài học chúng ta sẽ học 1, 2 kiến thức mới, ứng dụng tập 1,2 bài cho nhớ, cho quen kiến thức mới rồi mới học những kiến thức tiếp theo. Như vậy bạn sẽ thấy việc học Organ đơn giản hơn rất nhiều.
Phương pháp học thứ ba: Luyện tập, luyện tập và luyện tập nhiều hơn nữa:
Việc lặp đi lặp lại một công việc trong khoảng thời gian dài là một việc cực cực cực kỳ nhàm chán! Điều này không thể phủ nhận, nhưng đối với Organ thì tập luyện không ngừng là điều kiện tiên quyết! Bạn không khổ luyện, bạn sẽ chẳng đi tới đâu cả! Như chúng tôi đã nêu ở trên, việc tập luyện có khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao và sẽ khiến bạn lên tay rất nhanh, điều này sẽ khiến việc tập luyện không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa. Càng tập bạn sẽ càng cảm thấy mình càng có nhiều cảm hứng và càng sáng tạo hơn, và đương nhiên – yêu cây đàn Organ hơn. Dần dần bạn sẽ thấy được rằng việc tập luyện Organ là để nâng cao kỹ năng và thỏa sức sáng tạo âm nhạc theo ý thích của mình, chứ không đơn thuần là những bài tập nhàm chán mà bạn phải thực hiện hằng ngày.
Phương pháp học thứ tư: Đừng trông đợi học Organ thành công chỉ sau một đêm:
Mọi thành công trong cuộc sống đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, sau một đêm tỉnh giấc không bao giờ bạn có thể nhanh chóng đạt được mục đích, có hay chăng cũng chỉ là trong giấc mơ mà thôi. Điều dễ đến thì cũng dễ dàng trôi đi, vậy nên muốn thành công bền vững thì người chơi Organ sẽ phải trải qua một khoảng thời gian luyện tập khá dài. Khi tiếp cận với đàn Organ bạn sẽ nhận thấy rằng những động tác phối hợp hoàn toàn xa lạ và bạn cần vài tuần hoặc vài tháng để huấn luyện các cơ của mình. Làm chủ kĩ thuật, chính xác, nhạy bén là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang ngày càng chơi đàn Organ nhuần nhuyễn hơn.
Phương pháp học thứ năm: Tránh việc luyện tập vô tội vạ:
Đa số những bạn tự học đàn Organ đều tập luyện không theo một hệ thống nào. Và thật không may là cũng đa số các bạn lại đều không nhận ra điều đó, và vẫn tập luyện theo lối mòn này từng ngày, tháng, thậm chí cả năm trời theo kiểu này. Giống như khi bạn nấu ăn vậy, để tạo được một món ăn ngon cần có đường, muối, ớt, … và các nguyên liệu khác. Nhưng mỗi nguyên liệu cần nhiều hay ít để món ăn đó thật hoàn hảo? Điều này tùy thuộc vào đó là món ăn gì, và chỉ bằng việc tìm hiểu nó thật kỹ mới có thể mang lại cái nhìn chính xác được! Lấy một ví dụ nhỏ: bài tập nào bạn cũng tập luyện trong khoảng thời gian như nhau! Đây là một cách tập luyện hoàn toàn không đúng. Bởi vì có những bài tập cần 1 tuần để hoàn thành, nhưng có những bài tập cần đến 1 tháng mới có thể nhuần nhuyễn hết những kiến thức trong đó.
Một sai lầm khác đó là các bạn thường chỉ tập những kỹ năng mình thích chứ không tập những kỹ năng mình cần. Chính vì thế mà các bạn tập những bài tập hầu như không theo trình tự và điều này sẽ khiến kỹ năng Organ của các bạn phát triển không đều. Chính vì vậy, việc xác định mức độ khó của bài tập và thời lượng tập luyện thế nào cho hợp lý là cực kỳ quan trọng.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người cũng đã có cho mình một phương pháp học đàn Organ hiệu quả. Tuy rằng chỉ có thể nêu lên vài điểm chính nhưng tôi nghĩ rằng mọi người cũng có thể cảm nhận được cái tâm của chúng tôi. Nếu các bạn vẫn gặp khó khăn và muốn tìm phương pháp học đàn Organ vừa nhanh vừa hiệu quả, có thể tìm đến chúng tôi – Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ – chúng tôi đảm bảo sẽ đem đến cho các bạn sự hài lòng ngoài mong đợi.
Bằng những nỗ lực hết mình trong suốt 10 năm qua, Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ đã hợp tác rất hiệu quả với thầy cô giáo và các bạn sinh viên giỏi đảm bảo cung ứng Gia sư dạy Organ chất lượng cho học sinh trên địa bàn cả nước. Trong khoảng 10 buổi dạy, hơn 90 % các em đều cảm nhận sự thay đổi rõ rệt về tư duy âm nhạc và có thái độ học tập tích cực hơn. Chúng tôi cũng nhận được tình cảm quý mến từ phía đội ngũ gia sư cũng như sự tin tưởng từ phía phụ huynh học sinh. Những nguồn động lực to lớn đó giúp trung tâm tiếp tục phát huy và hoàn thiện hơn nữa dịch vụ của mình để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa.
Ứng dụng thông minh dạy kèm tại nhà kết nối giữa học viên và giáo viên
Học viên – Phụ huynh chọn giáo viên phù hợp tại ứng dụng dễ dàng nhanh chóng.
Tải ứng dụng ngay tại link này: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem
Mọi chi tiết cần tìm Gia sư dạy đàn Organ tại nhà xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 098 787 0217 CÔ MƯỢT
Website : https://giasuorgan.com
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn
Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập của bạn.
Quý phụ huynh có thắc mắc hay cần tư vấn thêm hãy điền đầy đủ thông tin vào form này: http://www.daykemtainha.vn/tim-gia-su – chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.